fbpx
HOTLINE: 0906.247.468
  • Địa chỉ: 145 Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội
Trang chủ Kiến thức âm nhạc Mẹo viết CV cho học sinh, sinh viên

Mẹo viết CV cho học sinh, sinh viên

Khi đã hết tiền tiêu vặt, bạn sẽ cần phải tìm cách kiếm tiền, thường là bằng một công việc part-time. Nhưng, để thuyết phục một nhà tuyển dụng, bạn cần phải có một bản CV hoàn hảo để chứng minh được giá trị của mình. Cho dù bạn đang tìm kiếm một công việc bán thời gian hay việc làm thời vụ, thì bạn vẫn cần phải làm nổi bật các kỹ năng và thành tích học tập của mình trong đó.

Bí quyết viết hồ sơ xin việc cuốn hút, gây ấn tượng với nhà tuyển dụng

Và để đảm bảo rằng bạn có CV đẹp, tốt nhất để bắt đầu công việc đầu tiên, hãy làm theo những hướng dẫn dưới đây của chúng tôi nhé!

  1. Bắt đầu với mục tiêu nghề nghiệp của bản thân

Mục tiêu nghề nghiệp là một phần quan trọng trong CV của bạn. Nó sẽ cho nhà tuyển dụng thấy được bạn là ai và bạn có thể làm được những gì. Bạn không cần phải nêu quá chi tiết trong CV vì bạn vẫn sẽ còn cơ hội thể hiện trong quá trình phỏng vấn. Và, hãy tập trung vào những kỹ năng và sở thích của bạn, những gì bạn mong muốn ở nơi làm việc để phát triển những kỹ năng này.

  1. Trình bày nhất quán

Không có quy định đúng hay sai khi trình bày CV, nhưng bạn cần phải đảm bảo tính nhất quán và xuyên suốt của một bản CV. Đây là điều mà rất nhiều học sinh, sinh viên thường bỏ qua khi tạo CV lần đầu tiên.

  1. Làm nổi bật những thành tích học tập của bản thân

Do bạn chưa có kinh nghiệm làm việc, nên bạn cần phải làm nổi bật thành tích học tập của mình. Tương tự như CV dành cho người mới đi làm, những thành tích học tập của bạn nên được đặt ở đầu trang và liệt kê từ những thành tựu đáng nhớ gần đây nhất.

  1. Bao gồm các hoạt động ngoại khóa

Liệt kê các hoạt động ngoại khóa cũng là một cách tuyệt vời để nâng cao giá trị cho CV của bạn. Nếu bạn đã từng là một trưởng nhóm hoặc đã tham gia vào một chương trình lớn, hãy nhớ ghi nó vào trong CV của bạn.

  1. Tập trung vào các kỹ năng cá nhân

Bên cạnh những thành tích, bạn cũng cần phải cho nhà tuyển dụng thấy được những kỹ năng đặc biệt mà bạn có. Đó có thể là kỹ năng sử dụng máy tính, thiết kế và quản trị, hoặc bất cứ kỹ năng nào khác bạn đã học được trên ghế nhà trường.

Nhà tuyển dụng sẽ chú ý vào những kỹ năng để xem ứng viên có phù hợp với vị trí không

  1. Liệt kê kinh nghiệm làm việc (nếu có)

Là một học sinh, bạn chắc hẳn sẽ không có một danh sách dài những kinh nghiệm làm việc, nhưng bất cứ trải nghiệm nào cũng sẽ có ý nghĩa trên một phương diện nhất định. Khi liệt kê những công việc mà bạn đã từng làm, hãy nhớ đề cập đến những kỹ năng mà bạn đã phát triển được trong quá trình thực hiện công việc đó. Những thông tin liên quan đến kinh nghiệm làm parttime, cộng tác viên được cập nhật như thế nào, mời bạn đọc tham khảo tại bài viết: https://goodcv.vn/blog/cong-tac-vien-lam-them-parttime-nci17.

  1. Không đính kèm ảnh

Có rất nhiều thắc mắc liên quan đến việc liệu có nên đính kèm ảnh trong CV hay không, nhưng nhìn chung thì điều này là không nên. Ảnh không chỉ chiếm một không gian đáng kể mà còn làm người đọc phân tâm khỏi những thông tin mà bạn cung cấp.

Hơn nữa, nếu một nhà tuyển dụng muốn biết bạn trông như thế nào, họ có thể tìm kiếm trên mạng xã hội. Đây cũng là lý do tại sao bạn nên duy trì hình ảnh chuyên nghiệp trên tất cả mọi nền tảng.

  1. Hiệu đính toàn bộ CV

Hiệu đính toàn bộ CV là bước cuối cùng và cũng là bước quan trọng nhất. Bạn chắc chắn không muốn nộp một CV có đầy lỗi và chúng ta ai cũng biết rằng sẽ rất khó để phát hiện ra một lỗi sai khi chúng ta đã làm việc cùng nó trong vài giờ liền. Do vậy, để tránh lỗi, bạn có thể quay lại chỉnh sửa vào ngày hôm sau hoặc nhờ người thân, bạn bè hiệu đính. Họ cũng có thể đưa ra ý kiến đóng góp về nội dung và bố cục tổng thể của CV.

Và, nếu bạn đã chuẩn bị được một bản CV như ý, hãy bắt đầu tìm việc và chinh phục nhà tuyển dụng. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến những thông tin trên, bạn có thể comment vào phần bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ phản hồi sớm nhất có thể.

 

 

 

 

 

Bài viết liên quan